Ở phần này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm tất tần tật những thứ hay ho về thuật ngữ chuyên dụng dành cho đồng hồ đeo tay. Đọc thêm phần 1 tại đây nhé: https://gowatch.vn/thuat-ngu-dong-ho-chuyen-dung-tu-a-z-cho-nguoi-moi/
Dual Time: Chức năng này cho phép người dùng xem giờ ở hai múi giờ cùng một lúc. Màn hình hiển thị có thể có hai mặt số, hoặc một mặt số chính và một mặt số analog hoặc digital nhỏ.
Elapsed-time bezel: Vòng để đo một khoảng cách thời gian bao phủ nhất định.
Escapement: (Con ngựa) Một linh kiện trong đồng hồ có tác dụng biến chuyển động tròn xoay của bánh răng gai thành xung lực truyền cho bộ vành tóc. Con ngựa là thuật ngữ của những người thợ sửa chữa đồng hồ tại Việt nam.
Con ngựa – một linh kiện trong đồng hồ có tác dụng biến chuyển động tròn xoay của bánh răng gai thành xung lực truyền cho bộ vành tóc
Fly-back Chronograph: Thời kế chạy lùi này hoạt động như sau. Nhấn lần đầu vào nút bấm thời kế để khởi động kim giây. Nhấn lần thứ hai để đặt lại kim giây về số không và sau đó khởi động lại. Thời kế này khác với một đồng hồ thông thường ở chỗ với đồng hồ thông thường, bạn chỉ cần nhấn nút một lần để khởi động, nhấn thêm một lần để dừng, và nhấn một nút khác để trở về số không, và sau đó thêm một lần nữa để bắt đầu lại. Mục đích chính của thời kế chạy lùi là bắt đầu lại trình tự định thời một cách nhanh chóng.
Guilloche: Guilloche hay còn được viết là Guilloché phát âm là ghi oh sê (gee-oh-shay) chính là tên gọi chung của tất cả các loại họa tiết rất nhỏ lặp đi lặp lại trên bề mặt của mặt số đồng hồ (hoặc một số bộ phận khác của đồng hồ như bánh đà, vỏ, nắp lưng…) chúng có thể là:
› Vô số đường thẳng
› Vô số hình sóng
› Vô số hình tròn, vuông, bông lúa, …
Cho dù có kiểu dáng hình dạng như thế nào thì họa tiết đồng hồ nói chung hay Guilloche nói riêng đều có quá trình tạo thành rất phức tạp bằng các kỹ thuật khắc bằng tay (bởi những nghệ nhân bậc thầy) hay máy tiện gọi là Rose Engine – máy tiện hình học.
Hoạ tiết Guilloche trên một mẫu đồng hồ
Jewels: Chân kính hay còn gọi là Jewel, là một bộ phận màu hồng đỏ bóng bẩy trong suốt có mặt trong các bộ máy của đồng hồ bất kể là máy cơ hay hay pin. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chân kính được dùng để trang trí cho bộ máy hoặc tăng giá trị của đồng hồ như tên gọi Jewel của nó. Mặc dù đây là một suy nghĩ đúng đắn nhưng bên cạnh đó chân kính còn có tác dụng tăng độ bền và độ chính xác của đồng hồ.
Chân kính trong đồng hồ có tác dụng trang trí và tăng độ chính xác cho đồng hồ
Manual Wind Movement: Hand Winding/Manual Winding/Manually Wound) là đồng hồ phải vặn cót bằng tay vì chúng không có cơ chế lên dây tự động để tự sinh năng lượng như đồng hồ Automatic. Thông thường nó sẽ giữ được tầm 30 – 45 giờ tuỳ loại đồng hồ.
Mechanical Movement: đây là thuật ngữ chung chỉ những bộ máy của đồng hồ đeo tay hoàn toàn làm bằng cơ khí không dính 1 tý gì với điện tử hoặc pin hay IC… Thường có 2 loại máy cơ hiện nay là Hand winding (đồng hồ lên giây) hoặc Automatic (tự động lên giây)
Moon-phase: Đồng hồ Moon Phase là tên gọi chung của những chiếc đồng hồ có chức năng Moon Phase hay còn gọi là chu kỳ trăng, lịch trăng. Đây là một chức năng mở rộng của đồng hồ thường có trên các sản phẩm cao cấp, phản ánh hình ảnh của mặt trăng mà bạn nhìn thấy trên bầu trời mỗi ngày trong năm.
Quartz Movement: (Đồng Hồ Chạy Pin/ Thạch Anh):
Máy đồng hồ chạy pin hay còn gọi là đồng hồ thạch anh, đo thời gian thông qua các dao động liên tục của miếng thạch anh khi có dòng điện chạy qua. Dòng điện chạy qua được cấp năng lượng từ pin nên kiểu máy này cũng có tên gọi là đồng hồ chạy bằng Pin. Chính vì các dao động đều của thạch anh rất ổn định, nên các loại máy này rất chính xác khi dùng để đo giờ. Tuy nhiên chính vì dao động của thạch anh là một chu kì lên xuống rất nhanh, nên kim giây của đồng hồ điện tử di chuyển như nhảy (giật từng nhịp) trong một giây. Do đó bạn cũng dễ dàng nhận ra một chiếc đồng hồ thạch anh qua nhịp di chuyển của kim dây.
Skeleton Case: Vỏ được thiết kế để nhìn thấy máy móc, có thể là loại mặt mở hoặc nắp lưng bằng tinh thể trong suốt. Thiết kế này làm nổi bật những chi tiết phức tạp trong máy của đồng hồ.
Stainless Steel: Stainless Steel là một trong những chất liệu kim loại phổ biến nhất hiện nay với khả năng chống gỉ sét, độ bền bỉ rất cao trước các lực va đập, lực kéo. Riêng lĩnh vực đồng hồ, Stainless Steel tạo nên độ bền vẻ đẹp với giá phải chăng
Tourbillon: Tourbillon là từ tiếng Pháp có nghĩa là lốc xoáy, nó là một bộ phận được bổ sung vào đồng hồ do Abraham Louis Breguet phát minh để loại bỏ tác dụng của trọng lực lên bộ phận bánh lắc lò xo của đồng hồ cơ khi đồng hồ nằm trong những vị trí không thuận lợi.
Tourbillon được làm từ những vật liệu chất lượng, tinh vi và nhỏ bé, kết nối với nhau vô cùng rắc rối và phức tạp. Đảm nhận nhiệm vụ “giải thoát” bánh lắc lò xo khỏi vị trí mắc kẹt, bị chậm, bị nhanh vì trọng lực của trái đất. Bộ phận Tourbillon chủ yếu được trang bị trên những chiếc đồng hồ Thuỵ Sỹ chính hãng cực đắt tiền.